Một số thuật ngữ căn bản trong PR
Media kits/press kits: Những tài liệu thường đính kèm thông cáo báo chí để hỗ trợ thông tin cho thông cáo báo chí, dành để gửi cho phóng viên. Bao gồm tiểu sử công ty, giới thiệu về sản phẩm, hình ảnh hoạt động, hình ảnh sản phẩm... Người ta cũng có thể đưa media kits lên website của công ty cho phóng viên tiện truy cập và sử dụng.
Letter to editor: Thư ngỏ, thường gửi cho tổng biên tập, phóng viên, biên tập viên... Người ta thường gửi thư ngỏ kèm thông cáo báo chí. Trong thư ngỏ giới thiệu sơ qua về bản thân, công ty, sản phẩm, dịch vụ, sự kiện sắp diễn ra hoặc sự kiện cần đưa tin , viết bài. Thường là phải nêu 1 số lý do thuyết phục toà soạn đăng bài, chẳng hạn như đây là sự kiện nóng hổi mà bất cứ độc giả nào của quý báo cũng quan tâm. Đôi khi ngươời ta còn gọi đây là Cover letter.
Press conference: Buổi họp báo, các công ty thường tổ chức họp báo khi sắp sửa tung SP mới, khi cty gặp khủng hoảng cần đưa tuyên bố chính thức của cty ra dư luận...
Media list: Danh sách truyền thông. Để thông điệp của cty tiếp cận đúng đối tượng khán giả mục tiêu, người làm PR cần khoanh vùng các phương tiện truyền thông, báo chí thích hợp trong 1 danh sách.
Press cliping service: Dịch vụ thu thập thông tin. Khi công ty muốn nắm tin tức hàng ngày từ các phương tiện truyền thông, thì thường lựa chọn hình thức "nhờ đọc tin tức dùm". Các công ty cung cấp dịch vụ này sẽ gửi đến cty những bản scan, bản copy các bài báo theo những thông tin mà cty yêu cầu. Nhờ những thông tin này, không cần mua báo về và tốn thời gian đọc, cty vẫn có thể nắm bắt nhanh nhạy các thông tin về cty và đưa ra hành động ứng phó kịp thời nếu đó là tin xấu.
Advertorial: Những bài báo thương mại, là khái niệm chỉ việc cty mua trang trên các báo để đưa những thông tin mình cần đưa. Các công ty thường trình bày advertorial theo phong cách một bài báo thông thường, đôi lúc thông tin "trông có vẻ" khách quan để tăng sức thuyết phục, khác với hình thức quảng cáo là công khai tung hô về mình.(Tuy nhiên 1 số bài advertorial trên báo chí VN hiện nay đọc vào là biết có mùi quảng cáo, cái đó thì miễn bàn ở đây).
Above the line campaign: 1 chiến dịch marketing chỉ dùng quảng cáo
Below the line campaign: 1 chiến dịch marketing ko dùng quảng cáo, thay vào đó là các hình thức xúc tiến khác như PR, marketing trực tiếp, khuyến mãi...
Sector/trade press: Báo chí dành cho các đối tượng độc giả chuyên biệt, ví dụ tờ Ô tô Việt Nam dành cho đối tượng độc giả là những người quan tâm đến ô tô như người SX, buôn bán ô tô, người mê ô tô...
Teaser: Hoạt động lôi kéo sự chú ý, tò mò của khán giả trước 1 chiến dịch PR.
Press Releases – Thông cáo báo chí: Là một văn bản ngắn, thường chỉ một trang, nhằm mục đích kêu gọi nhận thức và sự quan tâm tới một sự kiện hoặc một vấn đề có giá trị tin tức của công ty bạn. Thông cáo báo chí được gửi đến tất cả mọi loại hình thông tin báo chí: báo in, phát thanh và truyền hình. Nếu thông báo báo chí bạn gửi đi được giới truyền thông cho là thực sự có giá trị tin tức, nó có thể đem đến một nhận thức đáng kể của công chúng về sự kiện/vấn đề của công ty bạn.
Thông thường, nếu một tờ báo đăng tải thông tin được lấy ra từ thông cáo của bạn, nó sẽ tạo ra hiệu ứng “domino” và những tờ báo khác cũng sẽ đăng. Các tập đoàn thường có chuyên gia PR được đào tạo bài bản để viết thông cáo báo chí một cách tốt nhất, có sức mạnh nhất để chắc chắn sẽ nắm được sự chú ý của công chúng. Nhưng phải cẩn thận: không cần biết thông tin của bạn mang tính thời sự, có giá trị tin tức như thế nào nhưng nếu chúng được viết ra một cách cẩu thả sẽ làm cho giới truyền thông hoảng và xa lánh nhanh hơn cả việc họ tẩy chay những “talk show” nhàm chán.
Press Kits – Bộ tài liệu dành cho báo chí: Một bộ tài liệu đính kèm, được gọi là “press kit” hay “media kit”, là phần mở rộng của thông cáo báo chí. Nó thường là một tập tài liệu có chất lượng cao bao gồm các thông tin cần gửi đến cho báo chí: thông cáo báo chí, brochure, các tài liệu phụ thêm, bản giới thiệu về công ty, tổng hợp thông tin báo chí (news clippings), ảnh (nếu phù hợp), thông tin liên lạc và những tài liệu cần thiết khác.
Những tài liệu này được dùng thường xuyên để thu hút những đối tượng mới. Chúng cũng đồng thời luôn cung cấp sẵn cho giới truyền thông những thông tin thêm mà bất chợt họ có thể cần về công ty bạn. EPKs (hay còn gọi là Bộ tài liệu điện tử - Electronic Press Kits) cũng có thể bao gồm băng video hoặc những thông tin liên quan (ví dụ băng quảng cáo, điểm tin…).
Special Events - Sự kiện đặc biệt: Những sự kiện này đem lại cơ hội lớn nhất cho bất kỳ một công ty nào muốn thu hút được sự quan tâm của báo chí. Để tên của công ty bạn gắn với một sự kiện mang tính xã hội luôn là một cách chắc chắn để dành được sự đón nhận tích cực của công chúng.
Ví dụ, công ty bạn tổ chức một bữa sáng bằng bánh kệp cho mọi người để quyên tiền cho hoạt động xã hội nhân đạo ở địa phương. Sự hào phóng, quan tâm săn sóc này chắc chắn sẽ có một tác động tích cực tới việc mọi người nhìn vào hoạt động của bạn như thế nào kể từ thời điểm này. Không chỉ có thế, những sự kiện như thế này thường chiếm một dung lượng lớn trên báo chí truyền thông để đăng tải, đặc biệt nếu có một chính trị gia hay một nhân vật nổi tiếng của địa phương xuất hiện.
Quảng cáo hay Tuyên bố dịch vụ công cộng (PSAs). Nhiều tổ chức và tập đoàn cùng nhau làm chung quảng cáo, không phải với mục đích bán sản phẩm mà để dành thiện cảm.
Lấy một ví dụ về quảng cáo của một công ty rượu bia không ủng hộ việc vừa uống rượu vừa lái xe, hay một quảng cáo của công ty sản xuất thuốc lá kêu gọi thanh niên không hút thuốc lá. Những quảng cáo như vậy, được gọi là tuyên bố dịch vụ công (“public service nnouncements” - PSAs), không phải được đưa ra bởi mục tiêu tăng khả năng bán hàng, tuy nhiên thiện cảm họ tạo ra có thể hữu ích cho việc bán hàng bằng cách này hay cách khác.
Speeches - Diễn văn: Khi được thực hiện tốt, một bài diễn văn có thể chuyển tải thông điệp của bạn như một diễn văn có sức lan toả mạnh mẽ. Điều này dễ nói hơn là làm, bởi vì những vấn đề lớn sẽ nảy sinh trong quá trình thực hiện. Bài diễn văn phải ngắn gọn, thú vị và được gắn kết công phu. Các chính trị gia hoặc những người đứng đầu các tập đoàn thường được kêu gọi phát biểu trước công chúng. Do đó, họ thường xuyên phải thuê những người chuyên viết diễn văn, những người biết tạo ra những thông điệp một cách hiệu quả để lôi kéo cảm xúc từ người nghe. Những chủ doanh nghiệp nhỏ có thể được mời phát biểu tại các trường đại học, trung học, trước các câu lạc bộ, các nhóm hoạt động hay tại bất kỳ một sự kiện nào. Nhưng đừng ngồi đấy và chờ được mời. Hãy chủ động và tình nguyện nói.
Xuất hiện trước công chúng: Việc một đại diện của công ty bạn xuất hiện ở các sự kiện khác nhau rất có lợi cho công việc của bạn. Đó là một cách để tham gia vào cộng đồng, cho cộng đồng thấy sự quan tâm của công ty bạn và sự sẵn sàng mở rộng biên giới giao tiếp. Có rất nhiều nơi và sự kiện bạn có thể xuất hiện, như: ngày hội quyên góp và từ thiện, hội nghị chuyên đề cộng đồng, các buổi chiêu đãi, hội thảo thương mại và nhiều sự kiện khác, những sự kiện này được tổ chức quanh năm. Vấn đề là cần phải có một người có khả năng diễn thuyết để thể hiện công ty bạn quan tâm thế nào tới những gì đang diễn ra trong khu vực.
Tổ chức một buổi họp báo chỉ cần thiết khi cần phải đưa ra một tuyên bố chính thức. Một hoặc hai đại diện của công ty sẽ phát biểu, đưa ra tuyên bố và giải thích những vấn đề liên quan và họp báo được tổ chức là để hỏi, trả lời và thảo luận với rất nhiều cơ quan báo chí. Người phát ngôn nên chuẩn bị kỹ lưỡng mọi vấn đề có thể được hỏi. Nói chung, người phát ngôn nên là người có khả năng nói tốt, duyên dáng và có thể giải quyết ổn thoả những câu hỏi tiêu cực một cách tích cực. Một quy tắc chung là đừng bao giờ tổ chức họp báo khi một bản thông cáo báo chí hoặc vài cú điện thoại có thể thực hiện thay nó mà vẫn đảm bảo được mục đích của bạn.
Presentations - Thuyết trình: Một buổi thuyết trình cũng gần giống với một cuộc họp báo. Tuỳ thuộc vào phạm vi công việc của bạn, bạn có thể được yêu cầu nói trước một nhóm đồng nghiệp, khách hàng hoặc trước một câu lạc bộ. Mục đích của buổi thuyết trình là cung cấp thông tin chung và thông tin phụ trợ, bạn nên sử dụng càng nhiều phương tiện/thiết bị gây bắt mắt càng tốt. Bạn có thể chiếu một đoạn video hoặc film về công ty hoặc có thể là quảng cáo về công ty trên màn hình. Một buổi thuyết trình về cơ bản có phạm vi rộng hơn một cuộc họp báo vì họp báo chỉ chủ yếu tập trung vào một sự kiện hoặc một tuyên bố nào đó. Chuẩn bị phần thuyết trình bằng một bản tóm tắt nhanh về tất cả những gì bạn làm hoặc cung cấp cho khách hàng và liệt kê tất cả những việc bạn đã làm được.
Integrated marketing communication hay IMC là marketing truyền thông tích hợp hay marketing tổng lực, marketing hợp nhất. Có nghĩa là sử dụng đồng loạt nhiều công cụ trong marketing để tạo hiệu quả tổng lực. Bạn có thể tìm hiểu khái niệm này trong các tài liệu về marketing.
Product public relations là PR cho sản phẩm dùng để phân biệt với PR cho công ty, tổ chức,. hay con người.
Corporate Communication có thể hiểu là hệ thống giao tiếp của công ty đối với các nhân tố bên ngoài (ai có cách dịch trơn tru và hay ho hơn thì góp nhé). Nó cũng liên quan nhiều đến PR. Tôi đọc trong các tài liệu nước ngoài thì thấy nó bao gồm: Bao gồm các vấn đề văn hoá công ty, công cụ nhận diện công ty, tiểu cử công ty, quan hệ giữa các nhân viên công ty, mối quan hệ với báo chí, cách thức giải quyết khủng hoảng, các công cụ giao tiếp khác...
Tương tự marketing communication là tất cả các chiến lược, thủ thuật, hoạt động, nói chung cái để chuyển tải thông điệp đến khách hàng mục tiêu, có tính đến việc sử dụng các công cụ truyển thông.
Media kits/press kits: Những tài liệu thường đính kèm thông cáo báo chí để hỗ trợ thông tin cho thông cáo báo chí, dành để gửi cho phóng viên. Bao gồm tiểu sử công ty, giới thiệu về sản phẩm, hình ảnh hoạt động, hình ảnh sản phẩm... Người ta cũng có thể đưa media kits lên website của công ty cho phóng viên tiện truy cập và sử dụng.
Letter to editor: Thư ngỏ, thường gửi cho tổng biên tập, phóng viên, biên tập viên... Người ta thường gửi thư ngỏ kèm thông cáo báo chí. Trong thư ngỏ giới thiệu sơ qua về bản thân, công ty, sản phẩm, dịch vụ, sự kiện sắp diễn ra hoặc sự kiện cần đưa tin , viết bài. Thường là phải nêu 1 số lý do thuyết phục toà soạn đăng bài, chẳng hạn như đây là sự kiện nóng hổi mà bất cứ độc giả nào của quý báo cũng quan tâm. Đôi khi ngươời ta còn gọi đây là Cover letter.
Press conference: Buổi họp báo, các công ty thường tổ chức họp báo khi sắp sửa tung SP mới, khi cty gặp khủng hoảng cần đưa tuyên bố chính thức của cty ra dư luận...
Media list: Danh sách truyền thông. Để thông điệp của cty tiếp cận đúng đối tượng khán giả mục tiêu, người làm PR cần khoanh vùng các phương tiện truyền thông, báo chí thích hợp trong 1 danh sách.
Press cliping service: Dịch vụ thu thập thông tin. Khi công ty muốn nắm tin tức hàng ngày từ các phương tiện truyền thông, thì thường lựa chọn hình thức "nhờ đọc tin tức dùm". Các công ty cung cấp dịch vụ này sẽ gửi đến cty những bản scan, bản copy các bài báo theo những thông tin mà cty yêu cầu. Nhờ những thông tin này, không cần mua báo về và tốn thời gian đọc, cty vẫn có thể nắm bắt nhanh nhạy các thông tin về cty và đưa ra hành động ứng phó kịp thời nếu đó là tin xấu.
Advertorial: Những bài báo thương mại, là khái niệm chỉ việc cty mua trang trên các báo để đưa những thông tin mình cần đưa. Các công ty thường trình bày advertorial theo phong cách một bài báo thông thường, đôi lúc thông tin "trông có vẻ" khách quan để tăng sức thuyết phục, khác với hình thức quảng cáo là công khai tung hô về mình.(Tuy nhiên 1 số bài advertorial trên báo chí VN hiện nay đọc vào là biết có mùi quảng cáo, cái đó thì miễn bàn ở đây).
Above the line campaign: 1 chiến dịch marketing chỉ dùng quảng cáo
Below the line campaign: 1 chiến dịch marketing ko dùng quảng cáo, thay vào đó là các hình thức xúc tiến khác như PR, marketing trực tiếp, khuyến mãi...
Sector/trade press: Báo chí dành cho các đối tượng độc giả chuyên biệt, ví dụ tờ Ô tô Việt Nam dành cho đối tượng độc giả là những người quan tâm đến ô tô như người SX, buôn bán ô tô, người mê ô tô...
Teaser: Hoạt động lôi kéo sự chú ý, tò mò của khán giả trước 1 chiến dịch PR.
Press Releases – Thông cáo báo chí: Là một văn bản ngắn, thường chỉ một trang, nhằm mục đích kêu gọi nhận thức và sự quan tâm tới một sự kiện hoặc một vấn đề có giá trị tin tức của công ty bạn. Thông cáo báo chí được gửi đến tất cả mọi loại hình thông tin báo chí: báo in, phát thanh và truyền hình. Nếu thông báo báo chí bạn gửi đi được giới truyền thông cho là thực sự có giá trị tin tức, nó có thể đem đến một nhận thức đáng kể của công chúng về sự kiện/vấn đề của công ty bạn.
Thông thường, nếu một tờ báo đăng tải thông tin được lấy ra từ thông cáo của bạn, nó sẽ tạo ra hiệu ứng “domino” và những tờ báo khác cũng sẽ đăng. Các tập đoàn thường có chuyên gia PR được đào tạo bài bản để viết thông cáo báo chí một cách tốt nhất, có sức mạnh nhất để chắc chắn sẽ nắm được sự chú ý của công chúng. Nhưng phải cẩn thận: không cần biết thông tin của bạn mang tính thời sự, có giá trị tin tức như thế nào nhưng nếu chúng được viết ra một cách cẩu thả sẽ làm cho giới truyền thông hoảng và xa lánh nhanh hơn cả việc họ tẩy chay những “talk show” nhàm chán.
Press Kits – Bộ tài liệu dành cho báo chí: Một bộ tài liệu đính kèm, được gọi là “press kit” hay “media kit”, là phần mở rộng của thông cáo báo chí. Nó thường là một tập tài liệu có chất lượng cao bao gồm các thông tin cần gửi đến cho báo chí: thông cáo báo chí, brochure, các tài liệu phụ thêm, bản giới thiệu về công ty, tổng hợp thông tin báo chí (news clippings), ảnh (nếu phù hợp), thông tin liên lạc và những tài liệu cần thiết khác.
Những tài liệu này được dùng thường xuyên để thu hút những đối tượng mới. Chúng cũng đồng thời luôn cung cấp sẵn cho giới truyền thông những thông tin thêm mà bất chợt họ có thể cần về công ty bạn. EPKs (hay còn gọi là Bộ tài liệu điện tử - Electronic Press Kits) cũng có thể bao gồm băng video hoặc những thông tin liên quan (ví dụ băng quảng cáo, điểm tin…).
Special Events - Sự kiện đặc biệt: Những sự kiện này đem lại cơ hội lớn nhất cho bất kỳ một công ty nào muốn thu hút được sự quan tâm của báo chí. Để tên của công ty bạn gắn với một sự kiện mang tính xã hội luôn là một cách chắc chắn để dành được sự đón nhận tích cực của công chúng.
Ví dụ, công ty bạn tổ chức một bữa sáng bằng bánh kệp cho mọi người để quyên tiền cho hoạt động xã hội nhân đạo ở địa phương. Sự hào phóng, quan tâm săn sóc này chắc chắn sẽ có một tác động tích cực tới việc mọi người nhìn vào hoạt động của bạn như thế nào kể từ thời điểm này. Không chỉ có thế, những sự kiện như thế này thường chiếm một dung lượng lớn trên báo chí truyền thông để đăng tải, đặc biệt nếu có một chính trị gia hay một nhân vật nổi tiếng của địa phương xuất hiện.
Quảng cáo hay Tuyên bố dịch vụ công cộng (PSAs). Nhiều tổ chức và tập đoàn cùng nhau làm chung quảng cáo, không phải với mục đích bán sản phẩm mà để dành thiện cảm.
Lấy một ví dụ về quảng cáo của một công ty rượu bia không ủng hộ việc vừa uống rượu vừa lái xe, hay một quảng cáo của công ty sản xuất thuốc lá kêu gọi thanh niên không hút thuốc lá. Những quảng cáo như vậy, được gọi là tuyên bố dịch vụ công (“public service nnouncements” - PSAs), không phải được đưa ra bởi mục tiêu tăng khả năng bán hàng, tuy nhiên thiện cảm họ tạo ra có thể hữu ích cho việc bán hàng bằng cách này hay cách khác.
Speeches - Diễn văn: Khi được thực hiện tốt, một bài diễn văn có thể chuyển tải thông điệp của bạn như một diễn văn có sức lan toả mạnh mẽ. Điều này dễ nói hơn là làm, bởi vì những vấn đề lớn sẽ nảy sinh trong quá trình thực hiện. Bài diễn văn phải ngắn gọn, thú vị và được gắn kết công phu. Các chính trị gia hoặc những người đứng đầu các tập đoàn thường được kêu gọi phát biểu trước công chúng. Do đó, họ thường xuyên phải thuê những người chuyên viết diễn văn, những người biết tạo ra những thông điệp một cách hiệu quả để lôi kéo cảm xúc từ người nghe. Những chủ doanh nghiệp nhỏ có thể được mời phát biểu tại các trường đại học, trung học, trước các câu lạc bộ, các nhóm hoạt động hay tại bất kỳ một sự kiện nào. Nhưng đừng ngồi đấy và chờ được mời. Hãy chủ động và tình nguyện nói.
Xuất hiện trước công chúng: Việc một đại diện của công ty bạn xuất hiện ở các sự kiện khác nhau rất có lợi cho công việc của bạn. Đó là một cách để tham gia vào cộng đồng, cho cộng đồng thấy sự quan tâm của công ty bạn và sự sẵn sàng mở rộng biên giới giao tiếp. Có rất nhiều nơi và sự kiện bạn có thể xuất hiện, như: ngày hội quyên góp và từ thiện, hội nghị chuyên đề cộng đồng, các buổi chiêu đãi, hội thảo thương mại và nhiều sự kiện khác, những sự kiện này được tổ chức quanh năm. Vấn đề là cần phải có một người có khả năng diễn thuyết để thể hiện công ty bạn quan tâm thế nào tới những gì đang diễn ra trong khu vực.
Tổ chức một buổi họp báo chỉ cần thiết khi cần phải đưa ra một tuyên bố chính thức. Một hoặc hai đại diện của công ty sẽ phát biểu, đưa ra tuyên bố và giải thích những vấn đề liên quan và họp báo được tổ chức là để hỏi, trả lời và thảo luận với rất nhiều cơ quan báo chí. Người phát ngôn nên chuẩn bị kỹ lưỡng mọi vấn đề có thể được hỏi. Nói chung, người phát ngôn nên là người có khả năng nói tốt, duyên dáng và có thể giải quyết ổn thoả những câu hỏi tiêu cực một cách tích cực. Một quy tắc chung là đừng bao giờ tổ chức họp báo khi một bản thông cáo báo chí hoặc vài cú điện thoại có thể thực hiện thay nó mà vẫn đảm bảo được mục đích của bạn.
Presentations - Thuyết trình: Một buổi thuyết trình cũng gần giống với một cuộc họp báo. Tuỳ thuộc vào phạm vi công việc của bạn, bạn có thể được yêu cầu nói trước một nhóm đồng nghiệp, khách hàng hoặc trước một câu lạc bộ. Mục đích của buổi thuyết trình là cung cấp thông tin chung và thông tin phụ trợ, bạn nên sử dụng càng nhiều phương tiện/thiết bị gây bắt mắt càng tốt. Bạn có thể chiếu một đoạn video hoặc film về công ty hoặc có thể là quảng cáo về công ty trên màn hình. Một buổi thuyết trình về cơ bản có phạm vi rộng hơn một cuộc họp báo vì họp báo chỉ chủ yếu tập trung vào một sự kiện hoặc một tuyên bố nào đó. Chuẩn bị phần thuyết trình bằng một bản tóm tắt nhanh về tất cả những gì bạn làm hoặc cung cấp cho khách hàng và liệt kê tất cả những việc bạn đã làm được.
Integrated marketing communication hay IMC là marketing truyền thông tích hợp hay marketing tổng lực, marketing hợp nhất. Có nghĩa là sử dụng đồng loạt nhiều công cụ trong marketing để tạo hiệu quả tổng lực. Bạn có thể tìm hiểu khái niệm này trong các tài liệu về marketing.
Product public relations là PR cho sản phẩm dùng để phân biệt với PR cho công ty, tổ chức,. hay con người.
Corporate Communication có thể hiểu là hệ thống giao tiếp của công ty đối với các nhân tố bên ngoài (ai có cách dịch trơn tru và hay ho hơn thì góp nhé). Nó cũng liên quan nhiều đến PR. Tôi đọc trong các tài liệu nước ngoài thì thấy nó bao gồm: Bao gồm các vấn đề văn hoá công ty, công cụ nhận diện công ty, tiểu cử công ty, quan hệ giữa các nhân viên công ty, mối quan hệ với báo chí, cách thức giải quyết khủng hoảng, các công cụ giao tiếp khác...
Tương tự marketing communication là tất cả các chiến lược, thủ thuật, hoạt động, nói chung cái để chuyển tải thông điệp đến khách hàng mục tiêu, có tính đến việc sử dụng các công cụ truyển thông.