Blogroll

Pages

Tuesday, November 11, 2014

Thủ thuật viết bài cho website

Càng ngắn càng tốt: Độc giả sẽ cảm ơn những người viết không làm họ mất thời giờ. Ngôn ngữ đơn giản, trực tiếp sẽ chuyển tải suy nghĩ của người viết hiệu quả hơn là những câu nhằm khoe khoang trình độ văn học bởi nó sẽ khiến độc giả ngủ gật vì tưởng đang đi... học thêm ngoài giờ.

Thì chủ động: Dù là viết bằng ngôn ngữ gì - tiếng Anh hay tiếng Việt - thì đều nên viết "làm việc đó" chứ không phải là "việc đó được làm." Để dành thì bị động cho những tình huống mà ta không biết rõ về chủ ngữ, ví dụ như các báo cáo về tội phạm hoặc cáo trạng của tòa. Nhưng ngay cả trong những trường hợp đó thì cũng nên cố gắng dùng nhiều câu ở thì chủ động.

Động từ mạnh: Nhưng động từ đắt là sự mô tả hay nhất. Đừng nghĩ rằng nhiều động từ yếu đứng cạnh nhau sẽ làm cho câu văn rõ hơn và mạnh hơn. Hãy học cách dùng ít tính từ và phó từ.

Nêu rõ nguồn tin: Nếu không cho độc giả biết bạn lấy những thông tin ở đâu thì nhiều người sẽ cho rằng bạn bịa. Nguồn tin khiến độc giả tin tưởng ở bạn, vì họ biết rằng bạn chẳng có gì phải giấu diếm và nếu họ kiểm tra thì bạn hoàn toàn đúng.

Kết nối: Nên tạo cơ hội để độc giả có thể kết nối sang các nội dung hỗ trợ chi tiết bên ngoài trang của bạn nếu họ có nhu cầu. Nói chung các bài báo đều dẫn nguồn, nhưng lợi điểm trên website là người viết thậm chí có thể đưa độc giả đến thẳng với các nguồn tin hỗ trợ. Nên ghi lại đường dẫn của các nguồn tin khi đi thu thập thông tin để tạo hyperlink trong bài.

Nên tạo link với các tên riêng, từ khóa hoặc một cụm từ, chứ không nên viết cả đoạn đường dẫn dài hoặc tệ hơn là kiểu yêu cầu "Hãy click vào đây."

Trình bày phù hợp: Hãy phá những khối chữ đặc kịt, xám xịt và buồn tẻ bằng cách sử dụng:
- các danh mục (list)
- tít xen đậm
- làm nổi bật bằng những câu gây chú ý (blockquotes)
và nhiều thủ thuật trình bày dễ dàng khác bằng cách lệnh HTML hoặc công cụ editor.

Soát lỗi chính tả: Hãy đọc kỹ để sửa hết lỗi chính tả vì chẳng ai chấp nhận sự khó chịu này.

Nguyên tắc viết bài báo mạng

Roy Peter Clark, cây bút chuyên viết cho Viện Poynter, một website nghiên cứu danh tiếng về báo chí, từng tuyên bố thẳng tuột một câu rằng: "Viết cái gì thì viết nhưng phải dưới 800 chữ."

Bên cạnh những tiện ích hấp dẫn và cách thức sử dụng tiện lợi, một website chỉ thu hút người đọc khi có nhiều thông tin. Nhưng điều oái oăm là chúng ta thì muốn viết dài, kể cho chi tiết, nhưng người đọc lại muốn đọc những bài ngắn.

Có thể có người lập luận rằng bài dài thì cắt trang. Cách làm này không sai, vấn đề chỉ nằm ở chỗ người đọc có lật trang hay không mà thôi. Vậy nên ta chẳng cần tham chi tiết làm gì, bởi nhiều khi cho vào cũng... công cốc.

Jakob Nielsen, một nhà nghiên cứu về vấn đề sử dụng web, đã tiến hành một nghiên cứu chi tiết trước khi đi đến kết luận rằng độc giả web không hề đọc mà chỉ "lướt mắt." Một nguyên nhân thường được dẫn ra là người ta đọc báo khi có thể gác hẳn việc sang một bên (các ông thì khoái nhất là đọc báo khi nhâm nhi càphê sáng chẳng hạn), còn đa phần những người đọc tin trên web là khi... đang làm việc. Nhận được một cái newsletter, thấy tiêu đề hấp dẫn hoặc vấn đề quan tâm, thế là nhấp chuột vào đường link. Hoặc đang làm thì nghĩ đến chuyện check thử xem cái tin hoa hậu nhà ta đi thi ra sao, vụ kéo ôtô hỏng trên phố Hà Nội thế nào.

Thực tế này dẫn đến một thực tế khác là ai cũng muốn xem cho nhanh kẻo... sếp đến sau lưng ngó vào thì phiền. Những người đã xem lướt lại có tinh thần cảnh giác với một ông sếp tò mò thì sẽ chỉ dành cho mỗi tin/bài khoảng vài giây.

Chính vì vậy, các tin-bài trên báo điện tử nên lưu ý một số điểm sau:
Chớ có lòng vòng, hãy nói thẳng vào câu chuyện chính (Nàng cắt tóc bán lấy tiền mua đồng hồ cho chàng, còn chàng bán đồng hồ để mua lược cho nàng);
Độc giả không chỉ muốn biết ai, cái gì, ở đâu và khi nào mà cả tại sao. (Tại sao nhà nước tăng thuế. Điều này có ý nghĩa gì với cuộc sống hàng ngày?);
Dùng các đoạn ngắn (mỗi đoạn một ý);
Dùng câu chủ động, không lạm dụng tính từ và phó từ;
Với những bài dài, nên có những tiểu đề mục chứa đựng thông tin (Cách này vừa tạo ra những điểm nghỉ cho mắt, vừa lôi kéo độc giả đọc tiếp);
Có thể dùng font đậm (bold) để nhấn mạnh những điểm quan trọng (nhưng không nên lạm dụng);
Dùng bullet cho các danh mục (Nhìn thoáng là biết từng điểm, rất rõ ràng);
Nên có ảnh hoặc hình minh họa, dù nhỏ (Không chỉ có ý nghĩa trang trí đâu, bởi người ta đã có câu "nhìn con bò chứ không nói con bò");
Hãy luôn đặt câu hỏi: "Thông tin này có thể làm thành đồ thị, bảng biểu, hình minh họa không?" (nếu thấy nên làm biểu, bảng thì còn chần chừ gì nữa.)
Dùng các đường link để bổ sung thêm chi tiết mà không cần phải viết thêm (nhưng nhớ phải kiểm tra chắc chắn rằng đường link dẫn đến tin-bài đó)./.

Wednesday, November 5, 2014

Lý Quang Diệu từng mơ ước: Singapor một ngày nào đó sẽ được như Sài Gòn.

Trong thế kỷ 21, có những điều mà trong thế kỷ trước không ai nghĩ rằng sẽ có nhiều thay đổi đến vậy. Giờ phút này, một công dân trẻ như tôi ngồi đây, viết những dòng chữ này thì đất nước Việt Nam, nơi tôi đang sống, làm tôi thất vọng về trình độ phát triển. Sáng nay tôi được đọc một bản nói rằng năng suất lao động của người Việt chỉ bằng 1/5 của người Malaysia, 2/5 của người Thái Lan và tệ hơn, chỉ bằng 1/15 của người Singapore.

Singapore, một đất nước nhỏ bé về diện tích, đang ám ảnh những công dân Việt Nam ở thế kỷ 21 này. Những khu dân cư, những trung tâm thương mại, những thành phố mới được xây dựng… tất cả đều được “ăn theo” mô hình và kỹ thuật của Singapore. Nhưng tại sao lại là Singapore? Chẳng phải những mô hình, những kỹ thuật đó Singapore cũng đã học tập từ những quốc gia phương Tây tiên tiến hay sao? Tại sao từ một làng chài kém phát triển trên bán đảo Malay, Singapore đã phát triển thành một quốc gia đứng thứ 2 ở châu Á về mức sống? Câu trả lời có thể dẫn đến nhiều nguyên nhân, nhưng căn nguyên nhất vẫn là yếu tố con người.

Lý Quang Diệu, nhân vật đã thay đổi và biến làng chài nhỏ bị dịch bệnh triền miên trở thành đất nước có nền kinh tế phát triển hàng đầu của châu Á. Singapore là nơi mà những kiến trúc hiện đại cùng chung sống với thiên nhiên chan hòa, nơi cả thế giới ngưỡng mộ về chuẩn mực môi trường xanh sạch, nơi có làn sóng di dân ngược từ châu Âu sang châu Á. Nhưng trong những ngày đầu lập nước vào thập niên 60 thế kỉ trước, Lý Quang Diệu, thủ tướng đầu tiên của Singapore, đã từng nói “hy vọng là một lúc nào đó Singapore sẽ phát triển giống như Sài Gòn”. Thật  đáng kinh ngạc khi có một thời chính nhà lãnh đạo của Singapore đã mơ tưởng và bị ám ảnh về sự phát triển của Sài Gòn.

Còn bây giờ thì sao? Sau hơn 30 năm, chính người Việt Nam đang thèm thuồng được như Singapore  ngày nay. Sau khi Mỹ rút khỏi miền nam Việt Nam, chính Lý Quang Diệu, người từng có tuổi thơ sinh sống tại Biên Hòa, đã nắm ngay lấy cơ hội đó để biến thời cuộc thành lợi ích cho Singapore. Sau năm 1975, tất nhiên Mỹ và phương Tây đóng cửa với Việt Nam, mọi giao thương với châu Á đều dành cho đồng minh của họ. Singapore được Lý Quang Diệu phát triển thành cảng trung chuyển đường biển lớn nhất tại khu vực. Và đúng theo quy luật về thương mại - kinh tế, Singapore được thừa hưởng những đặc quyền của một cảng biển lớn, một cửa ngõ hướng vào Đông Nam Á và cả châu Á.

Lý Quang Diệu cho rằng, cuộc chiến tranh giữa Việt Nam và Mỹ là tiền đề quan trọng cho sự phát triển của những nước phi Cộng sản ở châu Á. Rõ ràng là trước khi tuyên bố như thế, Lý Quang Diệu đã nhanh chóng nắm lấy cái “tiền đề quan trọng” đó để biến Singapore từ một quốc gia non trẻ kém phát triển thành một đất nước giàu có. Lý Quang Diệu nhận định rằng, sau khi Mỹ rút khỏi miền nam Việt Nam, lập tức những đồng minh của Mỹ ở châu Á tranh thủ thời cơ để trở thành 4 con rồng châu Á, và sau này có thêm sự xuất hiện của 4 con hổ Đông Nam Á. Bốn con rồng được nói đến là Singapore, Nam Triều Tiên, Hong Kong và Đài Loan. Bốn con hổ là Malaysia, Thái Lan, Philippines và Indonesia. Vậy Việt Nam đã biến đi đâu trong bản đồ khu vực? Và lý do gì Việt Nam lại tụt hậu một cách nhanh chóng như vậy?

Lý Quang Diệu từng nói rằng lẽ ra vị trí số một ở châu Á phải là của Việt Nam. Theo ông, vị trí địa lý chiến lược, tài nguyên thiên nhiên phong phú là hai yếu tố hàng đầu có thể đưa Việt Nam trở thành người khổng lồ ở châu Á. Ông cho rằng, đất nước Singapore nhỏ bé với diện tích và dân số chỉ xấp xỉ Sài Gòn, hoàn toàn không có tài nguyên thiên nhiên, chỉ có một ít đất để xây dựng và ngay cả nước sinh hoạt cũng phải nhập từ nước bạn Malaysia, nhưng Singapore đã phát triển trở thành đất nước có GDP cao thứ hai ở châu Á chỉ sau Nhật Bản. Lại nói đến Nhật Bản, Lý Quang Diệu cũng chỉ ra những bất lợi của quốc gia này, đó là một quốc gia bại trận sau Chiến tranh thế giới thứ hai, không giàu tài nguyên, quanh năm động đất và sóng thần,  nhưng chỉ vài  năm sau khi chiến tranh kết thúc, Nhật Bản là người khổng lồ châu Á. Lý Quang Diệu cho rằng, sự thành công của một quốc gia bao gồm ba yếu tố: điều kiện tự nhiên (vị trí chiến lược và tài nguyên thiên nhiên), con người và thời cơ. Trong đó, để có yếu tố thời cơ, thì yếu tố con người phải vững và nhanh nhạy. Lý Quang Diệu đánh giá rất cao điều kiện tự nhiên của Việt Nam, nhưng ông không đánh giá cao yếu tố con người trong sự phát triển chậm chạp này. Tôi hay đọc các bài viết trong nước ca ngợi sự thông minh, tính cần cù, chịu khó của người Việt. Xin lỗi, tôi không thấy được sự thông minh và cần cù đó. Xin nhắc lại, năng suất làm việc của người Việt Nam chỉ bằng 1/15 của người Singapore, tức là một người Singapore làm việc bằng 15 người Việt Nam. Dân số Singapore là 5 triệu dân, dân số Việt Nam là hơn 90 triệu dân. Vậy tức là năng suất làm việc của 5 triệu dân Singapore chỉ mới bằng 75 triệu dân Việt Nam, thế nhưng GDP của Singapore là gần 300 tỷ USD, trong khi GDP của Việt Nam là khoảng 170 tỷ USD. Đó chỉ là một so sánh chung chung, chưa tính đến dân số ở độ tuổi lao động của hai quốc gia. Một khi yếu tố con người đã yếu kém như thế thì yếu tố cơ hội cũng sẽ chẳng có nhiều.

Lý Quang Diệu tiếc vì Việt Nam không biết trọng dụng người tài, ông nói rằng người tài ở Việt Nam đã định cư ở nước ngoài hết rồi. Tôi đồng tình với quan điểm này của Lý Quang Diệu. Tôi thường nghe nói về cậu bé thần đồng Đỗ Nhật Nam và cũng thường xem các video thi hùng biện tiếng Anh của em. Báo chí và truyền thông Việt Nam cũng hay đề cập đến em, nhưng tuyệt nhiên không thấy có một động thái nào của chính phủ Việt Nam dành cho Đỗ Nhật Nam. Phải chăng đối với chính phủ Việt Nam, cậu bé ấy không phải là nhân tài cần đầu tư và phát triển? Chưa kể là trong một lần phát biểu về truyện tranh, cậu bé ấy đã bị những người lớn Việt Nam công kích, chỉ vì em không thích đọc truyện tranh mà chỉ thích đọc sách khoa học. Thật trớ trêu. Đỗ Nhật Nam chỉ là một trường hợp thần đồng được báo chí ưu ái, nhưng cũng bị chính phủ thờ ơ. Vậy còn những thần đồng thầm lặng khác ở cái đất nước hơn 90 triệu dân này thì sẽ nhận được hỗ trợ gì từ chính phủ? Trong mọi sự phát triển, yếu tố con người luôn tối quan trọng. Thật đáng tiếc.

Nói thế nào đi chăng nữa, Lý Quang Diệu cũng chỉ là người ngoài, không phải người Việt Nam. Thế nhưng những nhận định khách quan của ông cũng đáng để suy ngẫm về sự phát triển của một quốc gia nhiều thuận lợi như Việt Nam. Tôi thường thấy Việt Nam rất tự hào về lực lượng lao động trẻ với giá nhân công rẻ của minh. Tôi cảm thấy đó là một điều đáng xấu hổ. Giá nhân công rẻ chẳng qua là do trình độ, tay nghề kém nên chẳng thể đòi hòi được trả công cao. Gần đây, quốc gia láng giềng với GDP thấp hơn Việt Nam là Campuchia cũng đã tự chế tạo được xe hơi. Ngược lại, khi hãng điện tử Samsung đưa ra danh sách những mặt hàng có thể đặt gia công với các doanh nghiệp Việt Nam thì mới vỡ lẽ là Việt Nam chưa thể sản xuất nổi cái sạc pin, usb và ngay cả vỏ nhựa cho điện thoại di động. Tất nhiên, Việt Nam đã đánh mất cơ hội gia công cho hãng này. Việt Nam còn sẽ đánh mất nhiều cơ hội như thế cả về quy mô và số lượng nếu cứ tiếp tục tự hào với những cái thuộc về quá khứ và không nhận thức được một cách thấu đáo và nghiêm túc rằng mình đang ở đâu trên bản đồ khu vực và thế giới. Lý Quang Diệu nói phải mất 20 năm nữa Việt Nam mới bằng Malaysia, vậy thì 20 năm nữa Malaysia sẽ phát triển ra sao và mãi mãi người Việt Nam sẽ bị ám ảnh bởi sự thua kém của mình hay sao?
Đào Duy Hùng - Sưu tầm

CÁC NHÂN VẬT TAM QUỐC DIỄN NGHĨA


     Nhân vật thời Hán mạt và Tam Quốc
Nhà
cai trị
Khác

Hậu phi
phu nhân
Khác
Quan lại
Khác
Tướng
lĩnh
Khác
Khác
Liên quan