Mỗi cầu thủ có một phong cách khác nhau, tiêu biểu có 2 loại cầu thủ phòng ngự:
Cầu thủ đá dập, quét: là mô hình cầu thủ dũng mãnh, có sức khỏe, có phản xạ tốt, mạo hiểm và có khả năng quan sát phán đoán ý đồ đối phương. Cầu thủ đó thường có xu hướng lao lên phía trên để thực hiện cắt bóng, xoạc bóng, cướp bóng,… Thường thì nếu có khả năng tốt thì cầu thủ này sẽ khiến cho khán giả khen ngợi và sẽ làm đồng đội yên tâm. Nhưng nếu vì lý do nào đó mà cầu thủ đó không có thể lực tốt thì sẽ tạo nguy hiểm cho sân nhà (soạc trượt, để đối phương đi qua,…)
Cầu thủ đá thòng, đá kèm: là mô hình cầu thủ đá đầu óc, cần cù đeo bám, kiên trì, chọn vị trí, bọc lót cho đồng đội và nhặt những quả bóng chuyền ra,… Lối đá không đẹp mắt, không ấn tượng nhưng sự an toàn sẽ cao hơn (ít người thấy được vai trò của những cầu thủ như vậy). Nhược điểm của cầu thủ này là nếu đầu óc không minh mẫn sẽ dẫn đến chọn vị trí sai, phán đóan nhầm hoặc dễ dàng để đối phương đi qua.
Đối với mình, mình phù hợp với phong cách dưới nên mình sẽ nói nhiều về chiến thuật (còn kỹ năng thì ở các bài trước đã nói rồi).
Tốc độ:
Khi đối phương cầm bóng với tốc độ V1, bạn lao lên với tốc độ V2, thì tốc độ tương đối của bạn với trái bóng là V0 = V1+V2 = 2V1. Do đó bạn sẽ lao đến bóng với tốc độ nhanh hơn đối phương nếu đối phương đẩy bóng hơi xa nhưng đó cũng kéo theo nhược điểm là đối phương sẽ dễ dàng đẩy bóng qua bạn hơn nếu bạn lao vào.
Một đối một
+ Khi đối phương có bóng ở bên cánh
Trường hợp 1: Bạn là hậu vệ cùng cánh đó 1(xanh lam)
Nếu bạn lao lên vị trí (2a), bạn rất dễ bị đối phương đẩy bóng qua (3b) hoặc đối phương sẽ ngoặt bóng vào giữa sân (3a)
Tốt nhất là bạn nên lao lên, chiếm vị trí (2b), chờ đối phương lao tiếp và bạn sẽ ép đối thủ dốc biên (3b). Khi đó bạn đã sẵn sàng chuẩn bị tinh thần ép biên nên sẽ lùi về theo hướng (3b). Bạn cố gắng ép đối phương ra biên (tỳ đè). Chú ý đừng chạy nhanh hơn đối phương vì như thế đối phương dễ dừng bóng và chạy ngoặt lưng bạn. Bạn nên chạy ngang bằng hoặc chậm hơn 1 chút để giữ sức. Khi đối phương đẩy bóng xa hoặc sắp tạt bóng thì bạn dồn sức chạy rướn lên để đẩy bóng ra biên hoặc chắn vị trí tạt bóng. Còn trường hợp đối phương chạy ì ạch thì nhanh chóng mà rướn lên để cướp bóng.
Trường hợp 2: Bạn là hậu vệ thòng (thường thì cầu thủ cuối cùng sẽ đứng ở vị trí thòng) hoặc nếu bạn ở cánh bên kia (1 xanh lá cây) thì bạn phải nhanh chóng chạy về chiếm giữ vị trí giữa sân (2), rồi sau đó mới ép đối phương ra cánh (3b) và làm vai trò tương đương hậu vệ cánh.
+ Khi đối phương có bóng tấn công chính giữa
Trường hợp 1: bạn là hậu vệ thòng:
Bạn phải chạy thật nhanh lên vị trí (2b) để tăng thời gian tiếp xúc giữa bạn và đối thủ, tăng cơ hội cướp bóng trong chân đối phương.
Nhưng ko nên lao thẳng vào đối phương vì sẽ dễ bị đối phương đẩy qua theo hướng (3a hoặc 3b), nếu bị như thế thì bạn sẽ phải lao về sân nhà theo hướng (3a hoặc 3b) nhưng khả năng lấy bóng sẽ khó khăn hơn.
Sau khi bạn ở vị trí (2b) thì bạn nên cố gắng giữ khoảng cách vừa phải với đối thủ hoặc chạy lùi (3c) để giữ được khoảng cách với đối thủ. Khoảng cách bao nhiêu tùy thuộc vào sở trường đối thủ:
Nếu đối thủ đi bóng tốc độ, bạn đừng lao lên mà giữ khoảng cách khoảng gần 1 m (để vẫn có thể soạc được) và chú ý nhìn vào bóng hoặc cầm chân đối thủ càng lâu giữa sân càng tốt để chờ cầu thủ hỗ trợ hoặc chờ cơ hội lao cướp bóng
Nếu đối thủ dê dắt bóng giỏi thì bạn có thể áp sát 0,5m, nhưng không nên tập trung vào chân đối phương hay bóng mà nên cố gắng chạy bám theo cầu thủ đối phương, dùng người cản đường chạy của đối phương.
Một đối 2
Trong trường hợp bạn phải đối mặt với 2 cầu thủ đối phương, thường các tình huống sẽ diễn biến như hình trên
Bạn nhanh lao lên chiếm vị trí 2 (thấp hơn so với 2 cầu thủ đối phương, đứng giữa và hơi lệch về vị trí cầu thủ có bóng) , để chặn cầu thủ (2a) chạy tạt sang hướng bên kia hoặc truyền bóng trọc khe xuống.
Trong trường hợp cầu thủ (2a) truyền bóng sang cầu thủ (2b) và chạy xuống (3a) thì bạn phải chạy chéo xuống và dạt sang vị trí cầu thủ (2b) và đứng chắn cản đường trọc khe xuống cho cầu thủ (3a). Nói chung trong giai đoạn này bạn cố gắng đứng thấp hơn 1 tý để không cho đối phương đi bóng qua hoặc chọc khe xuống, để đối phương chuyền ngang cho nhau thoải mái. Vì vậy bạn phải luôn kiểm soát vị trí giữa cầu thủ (3a) và (3b).
Khi tình huống đã đúng như bạn điều khiển, cầu thủ (3a) cầm bóng chạy dọc xuống thì bạn sẽ chạy lùi (hoặc chạy ngang như cua – để đảm bảo quan sát đc cả 2 cầu thủ, chắn đường chọc khe. Lúc này thì bạn nên áp sát cầu thủ (3a) hơn vì ở cự ly gần họ có thể sút bóng.
Sau đó ép biên cầu thủ (3a): tùy thuộc vị trí cầu thủ (3b) mà bạn chạy thấp hơn hay cao hơn cầu thủ (3a). Nếu cầu thủ (3a) chạy vào giữa (4c) thì bạn chạy thấp hơn cầu thủ (4a) ở vị trí (4c) để tránh cầu thủ (4a) truyền vào giữa, còn trường hợp cầu thủ (4a) sút thì ở góc hẹp đó thủ môn đã khép góc nên đỡ nguy hiểm hơn.
Nếu cầu thủ (3b) chạy vào vị trí (4b) thì việc của bạn đơn giản hơn, bạn chạy ngang hàng với cầu thủ (4a) ở vị trí (4b) — điều này đảm bảo bạn có thể vừa cản đường truyền, vừa che góc sút hoặc cướp bóng đối phương.
Một đối 3:
Dù bạn đứng ở vị trí nào (1a, 1b hay 1c) thì bạn cũng phải nhanh chóng chiếm vị trí (2) và bạn quét khu vực (2), bạn sẽ chạy và đứng ở vị trí chắn cầu thủ có bóng (che gôn), cố gắng kéo dài thời gian càng lâu càng tốt để chờ đồng đội hoặc chờ cơ hội đối phương dẩy bóng hơi xa thì lao lên cướp bóng. Nếu đối phương dâng cao, thì bạn lại lùi về vị trí (3), thậm chí bạn có thể làm 1 thủ môn thứ 2 (nhưng không được dùng tay)
Trong trường hợp này hạn chế lao lên vì chỉ cần gạt nhẹ chân, bóng sẽ chuyền sang cầu thủ khác.
Chú ý: với những tình huống 1 chọi 2- hoặc 3 thì:
– Nhiệm vụ quan trọng nhất cần nhớ là chọn ví trí, không nên ép sát và luôn đứng ở vị trí giữa các cầu thủ đối phương (vì sân bóng nhỏ, mình có thể chạy theo bóng khi bóng truyền đi – số lượng cầu thủ đối phương không quan trọng, mà quan trọng là trình độ cầu thủ của họ)
– Không để cầu thủ đối phương lừa qua (bằng cách đứng xa hơn 1 chút)
– Kiên nhẫn, câu giờ, chờ cơ hội cướp bóng và chờ đồng đội lui về hỗ trợ. Cái này thì rất nhạy cảm, tùy thuộc vào trình độ đối thủ, tình huống trên sân và khả năng phán đoán của từng người.
Chống đánh đầu:
x
Thường thì các cầu thủ sẽ đứng như trong hình với các vai trò như sau:
cầu thủ 1: nhiệm vụ cản đường tạt, đứng chắn bóng tạt vào chỗ đông người
cầu thủ 2: bịt góc gôn, lao lên cắt bóng đánh đầu hoặc lao vào giữa để cản sút.
cầu thủ 3: tương tự
cầu thủ 4: cản đánh đầu trực tiếp
cầu thủ 5: khá quan trọng, vừa cản đường tạt đánh đầu lại vừa cản sút xa.
cầu thủ 6: chờ, đón bóng bật ra hoặc cản trở cầu thủ 6 có bóng sút xa.
Thường thì cầu thủ đối phương 2, 3, 4 thường đứng 1 chỗ để đánh đầu.
Cầu thủ 5 mới là nguy hiểm vì có thể chạy lao lên đánh đầu hoặc sút xa.
Khi cầu thủ đối phương nhẩy lên, nếu nhảy lên cùng lúc thì rất khó cản nếu bạn yếu hơn đối phương. Trong trường hợp này, bạn chờ đối phương nhẩy lên, đến 1 điểm dừng trên không (khi đó trạng thái cân bằng) bạn chỉ cần nhẩy lên, chạm vào đối phương thì dù lực nhẹ bạn cũng có thể tác động vào đối phương hoặc làm lệch đường bóng.
Phối hợp đồng đội:
Bóng đá là môn thể thao đồng đội, vì vậy mình đánh giá cao những cầu thủ có khả năng phối hợp đồng đội (1 tập thể mạnh sẽ hơn 1 tập thể những cá nhân xuất sắc)
Hậu vệ phải luôn phối hợp với nhau, bịt những chỗ trống:
– Khi hậu vệ thòng lao lên cắt bóng (ở giữa hoặc cánh bên kia) thì hậu vệ cánh phải dạt vào giữa thay vào vị trí hậu vệ thòng.
– Khi hậu vệ thòng đang bắt người, thì hậu vệ cánh nào mà không có cầu thủ đối phương phải lao vào giữa để bịt tuyến giữa, tranh cướp vóng và chặn sút xa.
– Khi hậu vệ cánh ép biên thì hậu vệ thòng đứng hơi lệch về vị trí bóng để hỗ trợ kịp thời cho hậu vệ cánh: phá bóng trong chân cầu thủ đối phương nếu hậu vệ cánh bị đi qua hoặc phá những quả bóng rơi xuống (vì hậu vệ cánh nếu bị bóng đẩy qua thường phải cản tốc độ và chiều chạy của đối phương)
Một số chú ý trong phòng ngự:
Bạn phải luôn động não, phán đoán tình huống (cắt bóng hoặc lùi) và chọn vị trí thích hợp
Với các cầu thủ trẻ, họ rất nhanh (thường họ sẽ không to béo), nếu bạn không nhanh như họ hoặc để họ vượt qua thì bạn nên dùng người mà cản đường chạy của họ.
Mặc dù mình không bao giờ dùng tiểu sảo nhưng có một vài lời khuyên trong trường hợp đối phương dùng tiểu sảo như sau:
Tay bạn nên để sát tay đối phương để trong trường hợp đối phương chơi xấu bằng cùi trỏ thì bạn có thể dùng tay đỡ.
Một số cầu thủ đối phương chơi tiểu sảo bằng cách họ đẩy bóng về phía bạn và giả vờ lao vào đá bóng để chặt chém bạn. Khi đó bạn không lên cũng lao vào mà bạn chọn vị trí lùi 1 tý để ra khỏi hướng chạy của đối phương và cắt bóng theo phương ngang (không cắt theo phương chính diện). Nếu trường hợp bất khả kháng, bạn lên xoay người, để những phần mềm tiếp xúc đối phương (giảm đau) và nhẩy lên (hoặc thả lỏng) như thế lực lao vào của đối phương sẽ tác động làm bạn ngã và triệt tiêu. Còn có cách chống khác nhưng mình không dùng (và cũng không đưa vào) vì như thế sẽ làm đối phương chấn thương là điều mình không thích.
Còn kỹ năng phòng thủ, bạn có thể xem ở đây
Các bạn cố gắng đá bóng bằng đầu óc thì đỡ mệt và đỡ chấn thương. Chúc các bạn thành công!