Blogroll

Pages

Wednesday, July 6, 2016

Doanh nghiệp mới thành lập cần lưu ý những vấn đề gì?

Kiến thức nền
Khách hàng, sản phẩm, nhà cung cấp, đối thủ cạnh tranh, nhân sự, thuế, thu chi tài chính doanh nghiệp... Những nội dung này, có thể tìm được trong các kiến thức quản trị tại các hiệu sách, cửa hàng Photo Đại học Kinh tế quốc dân, Ngoại thương hoặc dọc trục đường Láng.
Tài liệu liên quan gồm có Quản trị chiến lược, quản trị nhân sự, quản trị tài chính, kế toán quản trị, quản trị học... Mô hình Michael Porter, Swot, tháp nhu cầu Matslow... là những kiến thức nền cơ bản cho bất kỳ ai đã hoặc đang có ý định ngồi ở vị trí Giám Đốc. 

Giám Đốc được thành lập bởi 2 từ Giám sát và Đôn đốc. Vậy nên công việc chính của Giám Đốc là quản trị, nhưng quản trị cái gì, quản trị như thế nào là những câu hỏi liên quan mật thiết đến Hoạch Định, Tổ Chức, Thực Hiện, Lãnh Đạo và Kiểm Soát. Đây là một vòng tròn khép kín, được lặp đi lặp lại ở những nấc thang cao dần hơn. Sự phát triển của một doanh nghiệp đúng nghĩa là một sự phát triển đi theo vòng xoáy ốc. Một kế hoạch được thiết lập, triển khai trong thực tế sẽ cho thấy những ưu, nhược điểm để rồi được chỉnh sửa dần bằng những kế hoạch phù hợp hơn, hiệu quả hơn. 

Kiến thức từ Đại học Kinh Tế Thực Tiễn
Khi hình thành ý tưởng thành lập doanh nghiệp, bên cạnh các vấn đề sản phẩm, khách hàng, mối quan tâm của các Giám Đốc tương lai còn là việc sắp xếp tổ chức doanh nghiệp của mình như thế nào để doanh nghiệp phát triển bền vững, kinh doanh có lãi hoặc thậm chí là Hòa Vốn. 
Với những người làm quản lý ở vai trò làm thuê cho tổ chức lớn sẽ có những ưu điểm hơn so với các ông chủ doanh nghiệp tự thành lập. Họ được giao cho vị trí quản lý với nhân sự đầy đủ, các phòng ban có nhiệm vụ liên kết, hỗ trợ hết mình. Ở vị trí đó, họ như có nhiều tay, nhiều chân hơn. Mọi hoạch định đều rất dễ dàng để thực hiện. Nhanh chóng đi vào thực tế, đem lại kết quả, có thể tốt nhưng cũng có thể thất bại thảm hại. 
Còn chúng ta, nếu chúng ta là doanh nghiệp mới thành lập. Doanh nghiệp mới thành lập mà lại còn có xuất phát điểm không cao, chúng ta cần phải làm gì?
Thuê văn phòng, tuyển nhân viên, tìm kiếm khách hàng, thuế khóa, thu chi... Đâu là những bộ phận sinh công, đâu là những bộ phận tiêu thụ công? Cái gì là cái cơ bản, cái gì là cái chủ yếu, thứ yếu. Việc xác định đúng lợi ích từ các bộ phận sẽ cho ta cách xây dựng và một lộ trình phù hợp, hiệu quả. Doanh nghiệp mới thành lập đương nhiên quĩ tài chính không thể dồi dào được. Vậy nên việc thuê nhân sự là vấn đề cần phân tích kỹ càng. Trước khi có thể chạy, doanh nghiệp cũng cần phải biết trườn, biết bò, tập đi đã. Giám Đốc không thể lãnh đạo được người khác khi mà chính mình còn chẳng biết làm các nhiệm vụ công việc của bộ phận mình đang lãnh đạo. Phương án gợi ý cho doanh nghiệp mới thành lập không có vốn là tự Giám Đốc hãy đóng vai trò ở các nhiệm vụ khác nhau. Tự mình làm thuê cho chính mình. Giám Đốc vừa là nhân viên marketing, kinh doanh, kế toán, chăm sóc khách hàng. Việc bố trí thời gian trong ngày được thiết lập cho từng bộ phận sao cho bản thân mình có thể hoàn thành được hết các công việc đó. Theo thời gian nhân sự của từng bộ phận sẽ dần được bổ sung phụ thuộc vào hiệu quả và yêu cầu của từng nội dung liên quan mà bạn đang trực tiếp triển khai. Lộ trình này là một gợi ý có vẻ như khả thi với những người ít vốn, theo triết lý Chậm Chắc. Cũng theo quan điểm này, khi doanh nghiệp bạn phát triển lên, bạn luôn hiểu rõ công ty của mình đến từng chân tơ, kẽ tóc. Doanh nghiệp của bạn rõ mồn một như lòng bàn tay, bởi không phải ai hết, chính bạn là người đã đi lên từ các bộ phận đó, không có việc gì mà bạn đã không trải qua. Không ngại khó, ngại khổ. Làm việc chăm chỉ nhiệt tình với một cái đầu tư duy, luôn cầu thị là một trong những chìa khóa cho những thành công của Doanh Nhân đi lên từ hai bàn tay trắng.
Đồng Phục Gia Bảo những ngày đầu thành lập

Sunday, July 3, 2016

Làm gì để không bị "nhầm chân phanh và chân ga"?

Đối với các lái xe - dù là lái xe lâu năm hay lái mới - thì đều có thể mắc lỗi"nhầm chân phanh và chân ga" khi lơ đãng trong lúc điều khiển xe ôtô sử dụng hộp số tự động. Trong thực tế đã chứng minh, rất nhiều vụ tai nạn liên hoàn với hậu quả thảm khốc đã xảy ra trên thế giới và ngay cả ở Việt Nam.
Một số vụ tai nạn với nguyên nhân "nhầm chân phanh và chân ga" có thể kể đến như vụ chiếc Audi A8L của ca sĩ Hồ Ngọc Hà do Lái xe Nguyễn Duy Tân (SN 1990 tại Nhà Bè, TP.HCM) cầm lái bất ngờ chồm lên lao vào đám đông khiến 11 người (có trẻ em) bị thương tại sân bay Tân Sơn Nhất. Vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng vào ngày 22/10 tại huyện Ea H'leo (Đắk Lắk), nữ tài xế Lưu Thị Thanh Tuyền (26 tuổi, ở thị trấn Ea Đrăng) đã đạp nhần chân phanh thành chân ga Và mới đây nhất chính là vụ chiếc Land Rover Discovery Sport đã đâm xuyên qua vòng xoay Dân Chủ tại Sài Gòn gây tai nạn liên hoàn với 4 chiếc xe máy trước khi lao thẳng vào một đại lý bán xe máy Honda.
Để đảm bảo an toàn cho bản thân người lái xe, an toàn cho chiếc xe và cả an toàn cho những người tham gia giao thông khác, chúng ta sẽ phải lưu ý những điểm sau để hạn chế lỗi "nhầm chân phanh và chân ga".
1. Chân không rời sàn
Khi điều khiển một chiếc xe ôtô với hộp số tự động AT thì người lái xe cần chú ý điều chỉnh ghế lái và vị trí ngồi sao cho thoải mái nhất, chân phanh và chân ga luôn nằm trong tầm đạp của chân,... điều này sẽ giúp cho người lái có thể tư thế ngồi thoải mái và chân điều khiển phanh/ga linh hoạt không bị "cứng" khi xử lý tình huống.
Vị trí gót chân thẳng hàng với bàn đạp phanh và người lái xe chỉ xoay cổ chân để sử dụng bàn đạp ga hoặc bàn đạp phanh.
Tiếp theo đó, lái xe cần giữ vững nguyên tắc gót chân không rời sàn xe, chỉ sử dụng chân phải để điều khiển ga và phanh. Lúc này, gót chân phải để ở vị trí thẳng hàng với bàn đạp phanh và chỉ sử dụng nửa bàn chân phía trước xoay qua xoay lại giữa 2 bên chân phanh và chân ga. Việc giữ vững gót bàn chân dưới sàn giúp vị trí của chân luôn đúng, tránh tình trạng nhầm giữa chân phanh/ga và đặc biệt là có thể dễ dàng điều chỉnh lực ga hay lực phanh.
2. Rời chân ga - Rà chân phanh

Nhấc chân ra khỏi chân ga ngay lập tức chuyển sang chân phanh để tạo thói quen kiểm soát tốc độ của xe.
Các lái xe nên giữ thói quen "rời chân ga - rà chân phanh" - có nghĩa là ngay khi nhấc chân phải khỏi chân ga thì ngay lập tức xoay chân phải sang chân phanh để hình thành thói quen luôn sẵn sàng phanh trong mọi tình huống. Hành động này nên được tập thành thói quen ngay cả khi không có tình huống nguy hiểm vì nó giúp tài xế luôn trong tình trạng sẵn sàng phanh, thay vì nhấn ga.
3. Về số N hoặc P khi dừng đỗ xe

Tạo thói quen về số N hoặc số D khi dừng đỗ xe.
Nhiều lái xe khi dừng/đỗ xe thường vẫn giữ nguyên hộp số ở D và đạp chân phanh. Tuy nhiên, chỉ cần một chút lơ là không chú ý, rất có thể các lái xe sao nhãng và buông chân phanh. Và khi phát hiện ra thì nhiều lái xe lại trở nên"luống cuống" và tiếp tục đạp vào chân ga dẫn đến việc chiếc xe "rồ lên" và lao vào những người đi phía trước. Chính vì thế, trong những tình huống dừng đỗ xe, các lái xe nên chú ý về số N hoặc P để chiếc xe không bị lực kéo của động cơ đẩy về phía trước.
4. Tạo thói quen kéo phanh tay khi dừng đỗ

Kéo phanh tay khi dừng đỗ xe.
Thói quen kéo phanh tay cũng rất cần thiết để hạn chế những vụ tai nạn do"nhầm chân phanh và chân ga". Trong một số trường hợp thực tế được ghi nhận, nhiều lái xe khi dừng đỗ bất ngờ gặp "ảo giác" là xe mình đang bị trôi về phía sau do thấy xe 2 bên đang tiến về phía trước nên vội vàng đạp ga. Nhưng thực tế lại do "tính tương đối" khi bạn đứng im và các xe khác di chuyển sẽ dễ sinh ra nhầm lẫn rằng xe mình đang bị trôi.
Chính vì thế, việc kéo phanh tay cũng sẽ giúp các bạn chủ động hơn khi biết chắc chắn rằng không phải xe bị trôi, từ đó bình tĩnh hơn trong việc xử lý giữa chân phanh và chân ga.
5. Tập trung và bình tĩnh khi điều khiển ôtô

Cần sự tập trung và bình tĩnh trong khi lái và ngay cả khi đã dừng xe.
Quan trọng nhất người lái xe ôtô chính là cần sự tập trung và bình tĩnh trong khi lái và ngay cả khi đã dừng xe. Sự tập trung sẽ giúp người lái xe luôn kiểm soát được bản thân cùng chân ga và chân phanh, giúp cho việc điều khiển chiếc xe nhuần nhuyễn, an toàn hơn. Bên cạnh đó, sự bình tĩnh sẽ giúp các lái xe không bị "cà cuống" rồi nhầm lẫn phanh và ga khi gặp tình huống bất ngờ khi tham gia giao thông.

Phương pháp vận hành xe số tự động

Trước khi lái, nên đọc sách hướng dẫn sử dụng xe hay tìm hiểu chiếc xe đó, hiểu luật giao thông, kỹ năng thuần thục.

Hộp số tự động của xe ôtô thường hiển thị các ký hiệu sau đây: P (Parking) = đậu xe; R (Reverse) = lùi xe; N (Neutral) trạng thái tự do; D (Drive) chạy tốc độ thường; D3 (Drive 3) chạy xe tốc độ chậm khi vào đoạn đường không tráng nhựa, khó đi; và 2,1 (drive 2,1) dành cho đường khó đi hơn.
Tùy theo hiệu xe và đời xe sẽ có các ký hiệu khác nhau và nhiều hay ít số hơn, nhưng đa phần các số P, R, N và D là căn bản. Trước khi lái xe, bạn nên đọc sách chỉ dẫn sử dụng xe (car instruction manuals) khoảng 5 phút thì bạn sẽ nắm bắt được các thông tin cần thiết liên quan đến cách sử dụng cần số tự động.
Hop-so-tu-dong-1-8104-1432285058.jpg
Khi bắt đầu cuộc hành trình, người lái xe chỉ cần đưa cần số từ P xuống R (nếu cần phải lùi xe) hoặc từ P xuống D để xe chạy bình thường và không cần bận tâm đến việc phải dùng tay phải để vô số như xe số sàn. Khi đến đích, người lái xe đưa cần số về lại P để đậu xe. Khi vào những đoạn đường không tráng nhựa, tùy theo địa hình dốc cao, bạn có thể chọn 3, 2, hoặc 1 để vượt qua, xong rồi trở về D để chạy bình thường.
Khi ngừng đèn đỏ ngắn vẫn để cần số ở vị trí D, thả chân ga và đạp chân thắng (bằng chân phải). Dùng N khi cần phải đẩy xe hoặc được xe khác kéo (towing). Việc chuyển từ D sang D3, 2 và 1 (hoặc ngược lại) được thực hiện trong lúc xe đang chạy với vận tốc vừa phải (có quy định trong sách hướng dẫn).
Lưu ý: Trong mọi trường hợp, không sử dụng chân trái.
Hop-so-tu-dong-2-8589-1432285058.jpg
Ưu điểm của xe số tự động là cho phép người lái xe tập trung hơn vào việc điều khiển vì họ không cần phải bận tâm vào thời điểm nào phải vào số nào, đạp chân nào; cho phép họ điều khiển xe bằng cả hai tay hoặc họ có thể thư giản tay phải (và chân trái) để thực hiện những thao tác khác.
Bên cạnh đó, khuyết điểm của xe số tự động là tiêu hao nhiên liệu nhiều hơn xe số sàn và không cho phép người lái xe chủ động trong việc điều khiển vận tốc. Vì những lý do đó mà xe số tự động hay được phái nữ ưa chuộng và một số đông nam giới sử dụng.
Hop-so-tu-dong-3-6485-1432285058.jpg
Tùy theo hiệu xe, loại xe và năm sản xuất mà cần số được thiết kế đặt ở nhiều vị trí khác nhau. Thông thường các loại xe 4-5 chỗ (sedan) và 5-7 chỗ (SUV) có cần số được đặt chính giữa ghế của người lái và ghế của hành khách (center console). Các loại xe 7 chỗ khác như mini van hoặc bán tải (pick-up truck) lại có thiết kế cần số gắn liền với trục tay lái để không gian sàn được thông thoáng hơn. Đặc biệt, đối với một loại xe thể thao Ferrari, Lamborghini, Bugatti... lại sử dụng nút bấm thay cho cần số.
Hop-so-tu-dong-4-1670-1432285059.jpg
Cho dù bạn lái xe có hộp số loại nào, bạn nên dành ít thời gian tìm hiểu về xe đó trước khi tham gia giao thông, hầu hết tất cả thông tin về xe được ghi rõ trong cuốn “Hướng dẫn sử dụng xe” do nhà sản xuất cung cấp.
Cuối cùng vấn đề quan trọng nhất khi lái xe vẫn là: hiểu luật giao thông, kỹ năng điều khiển xe và phản xạ đối phó tình huống khẩn cấp.