Blogroll

Pages

Wednesday, March 21, 2018

Bát cẩm Đoạn - Tám đường tuyệt kỹ của phái Thiếu Lâm

Bát Cẩm Đoạn là một trong tuyệt chiêu của Phái Thiếu Lâm bao gồm 8 bài tập, do Bồ Đề Đạt Ma Sư Tổ sáng tạo ra. Khi quan sát các nhà sư luyện thiền, Đạt ma sư tổ nhận thấy, do phải ngồi trong tư thế tĩnh tại quá lâu, gân cốt của các đệ tử có phần kém dẻo dai, linh hoạt. Để khắc phục vấn đề trên, Đạt Ma Sư tổ đã hướng dẫn các đệ tử luyện tập Bát Cẩm Đoạn. Cùng với Dịch Cân Kinh, do có hiệu quả rất tốt với người tập, Bát Cẩm Đoạn nhanh chóng được lan truyền ra ngoài dân chúng.
Bát Cẩm Đoạn hiện cũng được các học viên, võ sinh của môn phái Vịnh Xuân Quyền, Thái Cực Quyền coi trọng và tích cực luyện tập. Ở Việt nam, trong tài liệu hướng dẫn Rung Động Thư Giãn( Bộ môn Cảm Xạ Học), Bác sĩ Dư Quang Châu cũng phân tích khá kỹ về hiệu quả và nguyên lý luyện tập của môn này. Bác sĩ Dư Quang Châu gọi đó là: 8 đường tuyệt kỹ của Cảm Xạ Học.

Cho đến đời Tam Quốc (213-260), vị Thần Y Hoa Đà bổ cứu và đặt chế thêm cùng biến đổi thành môn luyện tập mới đặt tên là Ngũ Cẩm Đồ. Nhưng chính những động tác Bát Đoạn Cẩm là căn bản. Và xét trên phương diện khoa học thì môn Bát Đoạn Cẩm có ít động tác, đơn giản hơn Ngũ Cầm Đồ, do đó thích hợp với người xưa hơn… Dù thế nào đi nữa mục đích chính của môn học vẫn là làm lưu thông Kinh Mạch, khí huyết thuần nhuận làm tăng gia tuổi thọ cường kiện thân xác, minh mẫn tinh thần, rất hợp với Y Đạo ngày xưa.
Qua những suy luận và đoán quyết môn Bát Đoạn Cẩm, môn học Khai Thông Khí Lực Kỳ Kinh Bát Mạch đã có từ Cổ thời Trung Quốc, nhưng vẫn còn nằm trong dự thuyết vì chưa có bằng chứng xác thực. Và phải đợi đến thời Chùa Thiếu Lâm phát triển nghệ thuật chiến đấu Kỹ Kích (Võ thuật) thì môn Bát Đoạn Cẩm mới chính thống được lưu truyền có phép tắc kỷ cương. Kể từ đó, môn Bát Đoạn Cẩm lan truyền mau, rộng và được người đời ngưỡng mộ tập luyện như môn phép tắc bí truyền . Như vậy thời môn Bát Đoạn Cẩm do ngài Thiền Sư Tổ Đạt Ma dạy, là học thuật mang từ Thiên Trúc (Ấn Độ) qua? Nhưng xét theo dữ kiện lịch sử thì bên Ấn Độ không có môn học nầy. Người ta quả quyết rằng ngài Tổ Sư sáng chế môn Bát Đoạn Cẩm để dạy môn đồ cho cường kiện thân tâm hầu mau đạt hạnh tu Chánh Kiến, Chánh Giác, là một hình thức tiên khởi cho môn học tối thượng Dịch Cân Pháp mà ngài sáng tác sau này.
Người Trung Hoa vốn là dân tộc hay sáng kiến, nên môn đồ của ngài Đạt Ma Tổ Sư ở hậu lai có nhiều vị biến chế những học thuật học được ở Ngài thành nhiều môn học chuyên biệt khác, lập thành môn phái truyền bá sâu rộng trong phàm dân Trung Quốc cho đến ngày nay. Đó là gốc của Bát Đoạn Cẩm Thiếu Lâm….
Còn như có nhiều thuyết cho Bát Đoạn Cẩm do Nhạc Phi chế ra chắc là không đúng vì một Đại tướng chuyên đánh trận không có thì giờ và tâm hồn không đặng thanh nhàn để nghĩ ra những điều ký bí ít ra cũng phải cần phải đến một Đạo gia mới có thể nghĩ tới.
Và Đạo gia cũng có môn Bát Đoạn Cẩm, song hành và phát triển cùng thuật Vận Khí là phép luyện Nội Công chân truyền, được nhiều sách của các Đạo Sĩ nhắc đến, cùng được các quyền gia chuyên luyện Võ Công Đạo Gia: (Bát Quái Chưởng, Thái Cực Quyền) học tập.
Trên đây là sự hiểu biết cần thiết về môn học cẩn yếu Bát Đoạn Cẩm cho một võ gia, nhưng điểm cần yếu hơn tưởng không thể quên đề cập trước khi bắt đầu tập luyện là: Bát Đoạn Cẩm là gì?
Bát Đoạn Cẩm là Tâm Phép tập cho đả thông Kinh Mạch, khí lực thuần nhuận lưu thông đến mọi phần trong cơ thể giúp hành giả (người học) thân thể thường được cường kiện khinh linh vô bệnh, trường thọ đúng đạo dưỡng sinh. Ngoài ra còn có công năng tạo dựng sức mạnh gân thịt cho Võ gia tạo điều kiện tham học tới chỗ đại thành, trị lành mọi bệnh Nội thương do tập luyện quyền thuật gây ra.
Bát Đoạn Cẩm quả thật có công năng thần diệu vô song cải tạo sức khỏe, tăng tiến thể lực và rèn luyện thân tâm hợp nhất, là môn học thuật thể thao xây dựng đáng được đề xướng, tôn vinh…
Cách luyện tập Bát Đoạn Cẩm
Từ bài Bát Đoạn Cẩm nguyên gốc, các “đại sư” khí công của Sở Thể dục thể thao Bắc Kinh nghiên cứu chuyển thể ra bài tập quốc tế đơn giản gồm 8 động tác luyện khí ở gân cân cơ, giúp làm thông các kỳ kinh bát mạch trong cơ thể, gia tăng khí lực, đạt đến sự trường thọ không bệnh tật. Bài tập đã thu hút được hàng triệu người trên khắp thế giới tham gia. 
Khác hẳn bài Bát Đoạn Cẩm nguyên gốc, bài Bát Đoạn Cẩm quốc tế dễ tập, có cách thở đơn giản hơn và đi theo trường phái dưỡng sinh trường thọ. Nó không có tác dụng phụ, dễ truyền bá cho đông đảo quần chúng và đạt hiệu quả cao trong việc bảo vệ sức khỏe. Mỗi động tác đều mang những tác dụng thực tiễn.
Bát Đoạn Cẩm gồm có tám phép luyện tập, và không nói ai cũng hiểu đều phải tuần tự tập luyện tuần tự từ phép một cho đến khi hết trong một buổi tập, theo đúng phương pháp sẽ được giảng tới trong phần thực hành kế sau.
Nhưng muốn thực hành cho hết tám phép trong một buổi tập thì trước tiên học giả phải thuần thục từ phép một theo phép tuần tự nhi tiến (học từ từ theo thứ tự). Việc nầy không khó, chỉ cần thời gian ngắn là ai cũng thực hành được một cách tự nhiên. Điều cần chú ý khi thực hành là phải quan tâm làm đúng từ động tác một của mỗi Đoạn (mỗi đoạn có nhiều động tác) và làm đủ số lần cần phải lập lại cho mỗi động tác. Khi chấm dứt đoạn thứ nhất thì liền đó luyện tập đến đoạn thứ nhì sau khi buông tay nghỉ thong thả 3 phút đồng hồ. (Nếu đã thuần thì thời gian nghỉ chừng một phút đã đủ) tính ra thong thả mà tập thì người mới mỗi sáng có thể dành khoảng 45 phút để thao luyện và khi đã thuần rồi thời gian luyện tập rút lại còn 20 đến 25 phút là cùng. Số thời giờ ấy rất khiêm nhường so với bất kỳ môn thể thao vận động nào mà sự thành quả thâu đạt được lại tốt đẹp vượt bực hơn tất cả.
1. Hai tay chống trời điều lý cả vùng Tam tiêu
Tam tiêu gồm Thượng tiêu (não, hệ tuần hoàn, hô hấp), Trung tiêu (hệ tiêu hóa), Hạ tiêu (hệ tiết niệu – sinh dục). Luyện thông kinh Tam tiêu có tác dụng giúp ăn ngon, ngủ yên, trí tuệ minh mẫn, cơ thể cường tráng, mọi suy yếu sinh lý – sinh dục được điều chỉnh; trẻ em mau lớn, phát triển khả năng học toán; trí tuệ thanh thản, không lười biếng, linh động hơn.
– 2 tay đưa lên: hít vào, điều khí đến cả vùng Tam tiêu từ huyệt Bách hội ở đỉnh đầu đi xuống gáy và đi lên sau tai, lên đuôi lông mày 2 bên. Phải nhón chân lên.
– 2 tay đưa xuống về 2 bên đùi: thở ra, cong 2 ngón chân cái lên để kích thích các huyệt thuộc kinh Đại tràng và nhóm kinh dương trước cẳng chân.
2. Tay trái, phải dương ra như bắn cung
Tác dụng: Làm mạnh 2 cánh tay, cứng cáp đôi chân; thông kinh Đại tràng gồm 20 huyệt từ đầu ngón tay trỏ tới cánh mũi; trị táo bón, tê bại, phong thấp nhức gân, khớp xương; liệt nhẹ nửa người.
– Tay đưa ra bắn cung: hít vào.
– Tay đưa chéo về lại trước ngực: thở ra.
Động tác 1 -2 của bài Bát đoạn cẩm
Động tác 3.
3. Điều hòa tỳ vị, một tay đẩy lên
Tác dụng: Dùng luyện khí, lưu thông 2 kinh tỳ, vị (dạ dày và lá lách). Giúp ăn ngon, ngủ được, mau đói, đại tiểu tiện thông suốt.
– Một tay đưa lên đầu, một tay ấn xuống bên hông trái: hít vào.
– 2 tay lật lại đưa về ngang chấn thủy: thở ra.
Động tác 4.
4. Liếc nhìn phía sau, xua đi sự hao mòn sức khỏe
Tác dụng: Chủ luyện hệ thần kinh, đưa máu đầy đủ lên não.
– Đầu quay qua một bên và 2 bàn tay đưa ra 2 bên đùi: hít vào.
– Đầu trở về vị trí như cũ và 2 tay đưa lên bụng: thở ra.
Động tác 3-4 bài Bát đoạn cẩm
Động tác 5.
5. Lắc đầu vẫy đuôi, xua hết tính nóng nảy
Tác dụng: Làm tăng lượng máu lưu thông, mất tính nóng nảy vì thiếu máu.
Động tác:
– Đầu nghiêng qua một bên: hít vào.
– Đầu trở về vị trí cũ ở ngay giữa: thở ra.
Động tác 6.
6. Phía sau giẫm gót bảy lần, trăm bệnh tiêu tan
Tác dụng: Kích thích quan trọng 2 kinh nhâm và đốc (đường đi giữa trước và sau thân), tăng sinh lực, hồi sức, giúp thân thể cường tráng.
– Nhón chân lên, 2 tay ấn xuống: hít vào.
– Hạ chân xuống, 2 tay đưa lên: thở ra. Động tác này làm tối thiểu 30 lần.
– Nhón chân lên cao và chạm mạnh gót chân xuống đất: thở bình thường. Tối thiểu làm 100 lần.
Động tác 5-6  bài Bát đoạn cẩm
Động tác 7.
7. Nắm chặt tay, trợn mắt tăng khí lực
Tác dụng: Làm tăng khí lực do tay chân và thân eo liên lạc với nhau.
– Tay thủ ở hông: hít vào.
– Tay đấm ra: thở ra; rồi ở tư thế này hít vào và tay kia đấm ra và thở ra.
Động tác 8.
8 Hai tay phang xuống chân, bền thận và giữ eo
Tác dụng: Lưu thông mạch nhâm – đốc và thận kinh; giúp gân cốt mềm mại, dẻo dai, tủy sống được săn sóc, tinh thần vui vẻ sảng khoái; bổ thận tráng dương.
– Thân đưa từ dưới lên và ưỡn ra sau: hít vào.
– Thân cúi xuống, vuốt 2 chân: thở ra.
Bài khí công Bát Đoạn Cẩm rất hiệu quả với bệnh đốt sống cổ dạng động mạch hoặc u tủy, bệnh mạch vành, đau lưng – đùi, rối loạn chức năng dạ dày – ruột, chán ăn…
Động tác 7- 8  bài Bát đoạn cẩm
Lưu ý:
– Bài tập trên không thích hợp cho người đang bệnh nặng.
– Vận dụng bài tập trên cần thuộc lòng, đồng thời phải kiên trì, nếu không sẽ không đạt hiệu quả như ý.
– Nếu dùng trong điều trị bệnh, có thể kết hợp với các liệu pháp khác.